Trang chủTin tức Tăng sản bã nhờn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tăng sản bã nhờn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị


Tăng sản bã nhờn sẽ tạo ra các vết sưng bóng trên da, đặc biệt là mặt. Các vết sưng tuy là vô hại nhưng lại ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Do đó, cần nhận biết các triệu chứng, nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời.

Tăng sản bã nhờn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

1. Bã nhờn là gì?

Bã nhờn là 1 hỗn hợp được tạo ra bởi chất béo và các mảnh vụn tế bào trên bề mặt da của bạn. Bã nhờn giúp giữ nước và làm cho làn da của bạn linh hoạt hơn. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá, da bị dầu.

2. Triệu chứng của tăng sản bã nhờn như thế nào?

Các triệu chứng của tăng sản bã nhờn bao gồm:

  • Khi bã nhờn bị mắc kẹt trong các tuyến nang lông sẽ tạo thành 1 vết sưng lên dưới da, hay còn gọi là mụn. Kích thước các nốt mụn thường có đường kính rộng từ 2 - 4mm và không gây đau.
  • Tăng sản bã nhờn làm xuất hiện các vết sưng tấy có màu vàng hoặc ửng đỏ trên da. Những nốt mụn này có màu bóng và thường ở mặt, đặc biệt là trán và mũi.
  • Đôi khi mọi người nhầm lẫn bã nhờn trên da với ung thư biểu mô tế bào đáy vì có triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, các nốt sần do ung thư biểu mô tế bào đáy thường có màu đỏ hoặc hồng và lớn hơn nhiều so với các nốt tăng sản tuyến bã nhờn. Do đó, để xác định chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm sinh thiết vết sưng để kết luận nguyên nhân.
Tăng sản bã nhờn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tăng sản bã nhờn sẽ tạo thành 1 vết sưng lên dưới da, hay còn gọi là mụn.

3. Nguyên nhân gây ra tăng tiết bã nhờn

Tăng tiết bã nhờn thường gặp nhất ở người có độ tuổi trung niên trở nên. Những người sở hữu làn da trắng, đặc biệt là thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao mắc bệnh hơn. 1 số nguyên nhân khác gây ra tăng tiết bã nhờn gồm:

  • Yếu tố di truyền: Tăng sản bã nhờn cũng thường xảy ra với yếu tố tiền sử gia đình.
  • Người mắc hội chứng Muir-Torre: Đây là hội chứng do rối loạn di truyền hiếm gặp có nguy cơ cao mắc ung thư cũng thường bị tăng sản bã nhờn.
  • Những người dùng thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine (Sandimmune) có thể là nguyên nhân gây ra tăng sản bã nhờn.

4. Làm thế nào điều trị chứng tăng sản bã nhờn?

Tăng sản bã nhờn không cần điều trị trừ khi các nốt mụn xuất hiện quá nhiều hoặc ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ.

Để loại bỏ tình trạng này, các tuyến bã nhờn bị ảnh hưởng cần phải được loại bỏ. Dưới đây là 1 số phương pháp phổ biến hiện nay dùng để điều trị, loại bỏ các tuyến hoặc kiểm soát sự tích tụ bã nhờn:

  • Electrocautery: Kỹ thuật này sử dụng 1 chiếc kim mang điện tích được làm nóng lên, đốt cháy để khiến vết sưng bốc hơi. Vết mụn sẽ đóng vảy và cuối cùng rụng ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra 1 số đổi màu ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Liệu pháp laser: Chỉ định sử dụng tia laser để làm mịn lớp trên cùng của da và loại bỏ bã nhờn bị mắc kẹt.
  • Phương pháp áp lạnh: Bác sĩ có thể chỉ định làm đông các vết sưng, khiến chúng dễ dàng rơi ra khỏi da của bạn. Phương pháp điều trị này cũng có thể gây ra 1 số tình trạng đổi màu trên da.
  • Retinol: Khi thoa lên da, dạng vitamin A này có thể giúp giảm hoặc ngăn chặn các tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn. Có thể mua retinol ở nồng độ thấp mà không cần kê đơn, tuy nhiên để điều trị bã nhờn trên da hiệu quả nhất thì nên dùng thuốc dưới dạng kê đơn.
  • Liệu pháp quang động: Chỉ định sử dụng 1 loại thuốc có tác dụng làm cho các tế bào trong da bị nhạy cảm với ánh sáng, sau đó sử dụng liệu pháp ánh sáng mạnh để giết chết tế bào. Tuy nhiên kỹ thuật này khiến vùng da sau khi thực hiện bị nhạy cảm, dễ bong tróc, sưng tấy và đỏ.
  • Thuốc chống nội tiết tố nam: Mức độ testosterone cao hơn có thể là 1 nguyên nhân gây tăng tiết bã nhờn. Do đó, sử dụng thuốc kê đơn chống nội tiết tố nam giới để làm giảm testosterone là phương pháp điều trị tăng tiết bã nhờn ở phụ nữ..
  • Chườm ấm: Đắp 1 miếng gạc hoặc khăn tẩm nước ấm lên vết sưng tấy có thể giúp làm tan sự tích tụ, giảm sưng và viêm. Tuy chườm ấm không thể giúp loại bỏ được tình trạng tăng sản bã nhờn nhưng nó sẽ khiến các nốt mụn sưng tấy nhỏ dần.
Tăng sản bã nhờn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tăng sản bã nhờn không cần điều trị trừ khi các nốt mụn xuất hiện quá nhiều, ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa bị tăng sản bã nhờn?

Hiện nay chưa có phương pháp để ngăn ngừa tăng sản bã nhờn, tuy nhiên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng cách:

  • Rửa mặt bằng mỹ phẩm có chứa axit salicylic hoặc hàm lượng retinol thấp để ngăn chặn tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn.
  • Tăng sản tuyến bã nhờn có liên quan đến việc tiếp xúc với tia cực tím, vì vậy tránh ánh nắng càng nhiều càng tốt để giúp ngăn ngừa nó. Khi bạn đi ra ngoài, hãy sử dụng kem có chỉ số SPF ít nhất là 30.

Tăng sản bã nhờn là vô hại, nhưng những vết sưng do nó gây ra có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sĩ da liễu để tìm ra phương pháp phù hợp nhằm loại bỏ các vết sưng.

HOTLINE 0868 100 768 - Tư vấn Rilastil thương hiệu dược mỹ phẩm cao cấp đến từ Italia: Các dòng sản phẩm Rilastil , Cho , Nâng cơ giảm nhăn tức thì, Chống ở phụ nữ mang thai và trị tuổi dậy thì.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Cập nhật lần cuối ngày 02/09/2021

SẢN PHẨM RILASTIL BÁN CHẠY

×