Trang chủTin tức Nguyên nhân gây mụn ở mũi và cách điều trị

Nguyên nhân gây mụn ở mũi và cách điều trị


Mũi là một trong những vị trí dễ xuất hiện mụn trứng cá nhất, vì ở mũi các lỗ chân lông thường to hơn các khu vực khác nên chúng cũng dễ bị tắc nghẽn hơn. Điều này có thể hình thành các nốt mụn ở mũi to và sưng đỏ.

Nguyên nhân gây mụn ở mũi và cách điều trị

1. Các loại mụn ở mũi

Không phải tất cả các nốt mụn ở mũi đều như nhau. Trước khi cố gắng điều trị mụn trứng cá ở mũi, bạn cần xác định được nó là mụn trứng cá thông thường hay mụn trứng cá đỏ (rosacea). Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây mụn ở mũi, bạn có thể lựa chọn được phương pháp điều trị chính xác hơn.

Có thể khó phân biệt giữa mụn trứng cá thông thường và mụn trứng cá đỏ vì chúng có biểu hiện tương tự nhau, cả 2 đều có thể xuất hiện trên mũi. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt cơ bản: Mụn trứng cá thông thường liên quan tới mụn nhọt, mụn đầu đen, mụn nang và các dạng khác của mụn trứng cá. Trong khi đó, mụn trứng cá đỏ là của bệnh trứng cá đỏ. Một người có thể bị cả mụn trứng cá và mụn trứng cá đỏ cùng lúc.

Bạn có thể phân biệt mụn trứng cá thông thường và mụn trứng cá đỏ bằng cách đánh giá lại tình trạng làn da của mình. Cụ thể:

  • Mụn trứng cá thông thường có liên quan tới tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc, có biểu hiện gồm: Nốt mụn sưng, có thể có mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn sâu có thể gây mụn nang hoặc mụn mủ - gây sưng, đau khi chạm vào. Nếu bị mụn ở mũi, bạn cũng có thể bị mụn ở các vị trí khác trên khuôn mặt như cằm hay trán hoặc ở các bộ phận khác trên cơ thể;
  • Bệnh trứng cá đỏ: Xuất hiện mẩn đỏ quá mức và sưng tấy lan rộng. Các triệu chứng này có thể bắt đầu trên mũi, lan sang các vùng lân cận trên khuôn mặt như má. Mũi có thể bị to ra do viêm. Cuối cùng mụn nhọt có thể nổi lên trên vùng da bị mẩn đỏ.

XEM THÊM: Xử lý mụn trứng cá ở người lớn

Nguyên nhân gây mụn ở mũi và cách điều trị
Mũi là vị trí dễ xuất hiện mụn trứng cá

2. Nguyên nhân gây mụn ở mũi

Khi đã xác định được loại mụn mà mình đang gặp phải, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây mụn để có biện pháp điều trị thích hợp.

2.1 Nguyên nhân gây mụn trứng cá thông thường

Mụn trứng cá xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc. Lỗ chân lông khi tiết ra quá nhiều bã nhờn, kết hợp với da chết, bụi bẩn hoặc vi khuẩn sẽ làm hình thành mụn. Mũi đặc biệt dễ bị mụn vì lỗ chân lông ở mũi thường to hơn so với những khu vực khác.

Vị trí xuất hiện mụn trên mũi cũng có thể cho biết về tình trạng sức khỏe của bạn. Ví dụ, mụn trứng cá trên đầu mũi là biểu hiện của các vấn đề về tiêu hóa. Mụn ở 2 bên mũi liên quan tới sự dao động của hormone. Và mụn bên trong mũi có thể do tẩy lông hoặc xì mũi.

2.2 Nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ

Bệnh trứng cá đỏ do các mạch máu mở rộng, có thể nhìn thấy được. Tình trạng viêm gây mẩn đỏ trên da sẽ không tự hết. Các vết sưng trên da giống như mụn có thể xuất hiện. Tình trạng này không giống với mụn trứng cá thông thường và không phải mụn trứng cá gây bệnh trứng cá đỏ.

Các yếu tố như ảnh hưởng của môi trường, yếu tố gây viêm mạch máu hoặc tiếp xúc với tia cực tím lâu ngày,... được xem là nguyên nhân gây trứng cá đỏ.

3. Cách điều trị mụn trứng cá

Các phương pháp điều trị mụn trứng cá có sự khác biệt giữa mụn viêm và mụn không viêm. Cụ thể:

3.1 Cách điều trị mụn trứng cá không viêm

Mụn không viêm là mụn nhỏ, mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Hầu hết các trường hợp bị mụn trứng cá không viêm đều có thể điều trị dễ dàng bằng các loại toner, và thuốc điều trị tại chỗ,... để tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ dầu thừa và các tế bào da khô. Nặn mụn ở mũi không được khuyến khích.

Các sản phẩm có chứa axit salicylic sẽ có hiệu quả tốt trong việc điều trị loại mụn này. Axit salicylic loại bỏ các tế bào chết dư thừa xung quanh nang lông, giúp phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá. Nó được coi là chất tẩy da chết beta hydroxy acid (BHA) phổ biến nhất.

Ngoài ra, các chất axit alpha hydroxy (AHA) như axit glycolic cũng có thể làm thông thoáng lỗ chân lông và làm giảm sự xuất hiện của các đốm nám, tàn nhang. Retinoids cũng có tác dụng giúp làm thông thoáng các lỗ chân lông bị bít tắc.

3.2 Cách điều trị mụn trứng cá viêm

Mụn viêm là dạng mụn nặng nhất, nó thường biểu hiện dưới dạng nốt sần, bị sưng quanh nốt mụn. Các biện pháp điều trị tại nhà và sử dụng một số sản phẩm có thể giúp điều trị mụn viêm nếu thỉnh thoảng nó mới xuất hiện. Cụ thể, chườm đá làm giảm viêm và dùng khăn ấm để nặn sạch dầu, mủ từ sâu dưới da.

Miếng dán mụn OTC cũng có tác dụng tương tự trong điều trị mụn viêm. Các phương pháp điều trị tại chỗ có chứa thành phần benzoyl peroxide cũng giúp giảm viêm và giảm vết sưng do mụn. Retinoids OTC cũng có tác dụng khá tốt.

Đối với vết mụn viêm nặng trên mũi, mụn viêm tái phát, bạn có thể cần đi khám bác sĩ da liễu để trị mụn theo đơn thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để giảm mụn nhọt và mụn nang nghiêm trọng, giảm viêm. Một số loại Retinoids kê toa như isotretinoin (Accutane) cũng giúp điều trị mụn viêm, vì nó có khả năng thu nhỏ các tuyến bã nhờn. Tuy nhiên, isotretinoin có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng nên bạn cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân gây mụn ở mũi và cách điều trị
Có sự khác nhau trong cách điều trị giữa mụn viêm và mụn không viêm

4. Cách điều trị mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ là một tình trạng cần được điều trị y tế. Các liệu pháp điều trị tại nhà không điều trị được tình trạng này. Vì vậy, người bệnh cần đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.

4.1 Dùng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng brimonidine (Alphagan P) để giảm viêm và mẩn đỏ. Thuốc giúp làm co mạch máu, đồng thời theo thời gian nó cũng giúp cải thiện bất kỳ tình trạng mụn nào đã phát triển.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giúp giảm mụn ngay lập tức do mụn trứng cá đỏ gây ra. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng tạm thời cho mụn viêm. Các thành phần khác như metronidazole và axit azelaic sẽ được sử dụng lâu dài.

Trường hợp các thuốc trên không có hiệu quả, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc isotretinoin như một biện pháp cuối cùng.

4.2 Các phương pháp điều trị khác

Một số liệu pháp khác cũng được sử dụng kết hợp với việc dùng thuốc để điều trị mụn trứng cá đỏ, cụ thể:

  • Mài da và mài da viêm điểm dùng để loại bỏ các tế bào da chết dẫn đến mụn trứng cá;
  • Các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiềnmassage có thể giúp giảm tình trạng viêm tiềm ẩn;
  • Liệu pháp laser có thể làm giảm mẩn đỏ trên da.

XEM THÊM: Chăm sóc : Những việc nên/ không nên làm

Nguyên nhân gây mụn ở mũi và cách điều trị
Mụn trứng cả đỏ cần được điều trị y tế

5. Cách phòng ngừa mụn trứng cá

Duy trì một thói quen chăm sóc da đúng cách là chìa khóa giúp bạn có làn da sạch, loại bỏ dầu thừa, phòng ngừa mụn ở mũi. Một số lưu ý mà bạn nên thực hiện gồm:

  • Rửa mặt 2 lần/ngày nhẹ nhàng bằng dạng gel;
  • Dùng đúng loại kem phù hợp với loại da của bạn. Điều này đảm bảo da được dưỡng ẩm thích hợp, các tuyến bã nhờn không hoạt động quá mức, không tạo ra nhiều dầu gây mụn;
  • Đắp mặt nạ đất sét với tần suất 1 - 2 lần/tuần. Điều này giúp làm thông thoáng lỗ chân lông trên mũi và giúp thu nhỏ lỗ chân lông;
  • Thoa kem mỗi ngày vì việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư da và nếp nhăn mà còn có thể làm khô da, tăng sản xuất dầu trong lỗ chân lông, gây mụn.

Bệnh trứng cá đỏ được kiểm soát tốt bằng cách điều trị bệnh. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định có thể ngăn ngừa các cơn bùng phát của bệnh trứng cá đỏ. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị mụn trứng cá truyền thống có thể khiến bệnh trứng cá đỏ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị mụn nào.

HOTLINE 0868 100 768 - Tư vấn Rilastil thương hiệu dược mỹ phẩm cao cấp đến từ Italia: Các dòng sản phẩm Rilastil , Cho da mụn, Nâng cơ giảm nhăn tức thì, Chống ở phụ nữ mang thai và trị tuổi dậy thì.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Cập nhật lần cuối ngày 23/09/2021

SẢN PHẨM RILASTIL BÁN CHẠY

×