Da dầu có nên dùng kem dưỡng ẩm không?
1. Đặc điểm của da dầu
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ da dầu nhờn bản chất là một làn da thiếu nước. Đặc điểm của những loại da này là lượng dầu tiết ra nhiều hơn bình thường, vị trí đa phần ở vùng chữ T hoặc 2 bên má. Cơ chế dẫn đến tình trạng này là việc các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức, đặc biệt khi da thiếu nước và cần được làm ẩm.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng mất cân bằng độ ẩm trên da như khi chúng ta bước vào độ tuổi dậy thì, do căng thẳng hoặc chế độ dinh dưỡng và lối sống thiếu khoa học.
Da dầu không đơn giản chỉ gây mất thẩm mỹ do da lúc nào cũng nhờn bóng mà các lỗ chân lông còn to và nguy cơ cao bị mụn tấn công. Bên cạnh đó, một số mặt lợi của người có da dầu là chậm bị lão hoá, ít tạo nếp nhăn và hạn chế tình trạng khô da vào mùa đông.
Tương tự bất kỳ loại da nào khác, nhu cầu chăm sóc da là rất cần thiết cho da dầu. Vậy câu hỏi đặt ra là da dầu có nên dùng kem dưỡng ẩm không? Theo các nghiên cứu và thực tế sử dụng thì dưỡng ẩm cho da dầu là điều thật sự cần thiết.
XEM THÊM: Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu
2. Những nguyên nhân dẫn đến da dầu
Đôi khi chúng ta nghĩ da dầu là vấn đề xảy ra do một nguyên nhân cụ thể nào đó (như ăn nhiều dầu mỡ). Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, nguyên nhân chính tạo nên da dầu chủ yếu là di truyền, thừa hưởng gen từ bố mẹ.
Làn da còn có thể bị tác động bởi những thay đổi trong nội tiết tố và thay đổi khác của cơ thể. Vì lý do này mà tình trạng da dầu gặp ở nhiều thanh thiếu niên đến tuổi dậy thì hoặc các vấn đề về da thường xuất hiện khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi hoặc sau khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai. Một minh chứng khác rất rõ ràng là da của phụ nữ mãn kinh thường đột nhiên tăng tiết nhờn và dễ nổi mụn.
Người da dầu có đặc điểm da khác biệt rất nhiều so với người da khô. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến bề mặt da lúc nào cũng có một lớp nhờn khá dày. Điều này dẫn đến da mặt bị nhờn bóng, hay bị nổi mụn do dầu thừa bị tích tụ cùng với tế bào chết trong lỗ chân lông.
Người da dầu thường phải đối mặt với vấn đề do da bị nhờn quá mức, bị mụn trứng cá, chứ hiếm khi bị khô da. Do đó, họ thường quan tâm đến sử dụng giấy thấm dầu và kem trị mụn hơn là việc dưỡng ẩm cho da dầu.
Mặc dù lớp bã nhờn (lớp dầu) trên bề mặt da có tác dụng dưỡng ẩm quan trọng và có vai trò như một lớp màng bao phủ bên ngoài để ngăn ngừa mất nước cho lớp da bên dưới, làm tăng khả năng giữ nước lại trong da và da luôn có đủ độ ẩm cần thiết. Đặc biệt là vào mùa đông thời tiết lạnh, những người da dầu hiếm khi nứt nẻ da mặt, trái ngược hoàn toàn với tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc vảy và phải dưỡng ẩm ở người da khô.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, da dầu nhờn có thể chuyển thành da khô tạm thời và đây là thời điểm cần phải sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu. Nguyên nhân có thể bao gồm tiếp xúc với thời tiết khô, lạnh giá khắc nghiệt kéo dài, đang trong quá trình điều trị mụn trứng cá (giảm tiết dầu do các thuốc trị mụn). Kem dưỡng ẩm cho da dầu tốt nhất là loại không làm tắc nghẽn các tuyến bã nhờn để không gây mụn.
XEM THÊM: Cách lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn
3. Tại sao da dầu cần dưỡng ẩm?
3.1. Hạn chế tiết dầu quá mức
Lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu phù hợp mang lại hiệu quả trong việc duy trì sự cân bằng, hạn chế tình trạng tiết dầu quá mức của tuyến bã nhờn trên da. Người da dầu nên ưu tiên sử dụng các loại dưỡng ẩm dạng sữa hoặc gel có ưu điểm nhẹ hơn nhiều so với các loại dưỡng ẩm dạng kem, qua đó giúp da không bí bách và có thể hạn chế được lượng dầu bài tiết ra.
3.2. Ngăn ngừa lão hóa
Nếp nhăn, vết chân chim là những biểu hiện của quá trình lão hóa da. Quá trình lão hóa ở da dầu diễn ra chậm hơn so với những loại da khác nhưng không phải là hoàn toàn không có.
Da dầu có nên dùng kem dưỡng ẩm không, câu trả lời chắc chắn là có vì điều này sẽ giúp làn da căng đầy sức sống hơn và làm chậm quá trình lão hóa da.
3.3. Làm dịu và giảm ngứa ngáy da
Nhiều người dùng không để ý khi sử dụng các sản phẩm kiềm chế tiết dầu, điều tiết bã nhờn để cố gắng hút bớt lượng dầu càng nhiều càng tốt, nhanh chóng trả lại khuôn mặt sạch sẽ nhưng lại gây nên vấn đề khác là da khô, ngứa ngáy, thô ráp.
Thay vào đó, việc sử dụng kem dưỡng ẩm cho da dầu vừa giúp cân bằng được dầu nhờn trên da mặt, vừa giúp hạn chế tình trạng khô da, ngứa khó chịu.
3.4. Bảo vệ da
Đối với người nàng da dầu nhờn kèm nổi nhiều mụn, việc dùng những sản phẩm điều trị mụn như retinoids, axit salicylic và benzoyl peroxide (những chất làm khô da) mà không sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ dễ dẫn đến tính trạng da bị đỏ, ngứa và thậm chí là bong tróc, lột da.
Ở tình huống này việc sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu mụn đóng vai trò tạo một lá chắn bảo vệ da khỏi những thành phần trên.
4. Thành phần nên có trong sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu
Để hiệu quả tối ưu khi dưỡng ẩm cho da dầu, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là lựa chọn loại sản phẩm với các thành phần phù hợp. Sau đây là một số thành phần nên có trong các sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu:
- Đất sét: Khi nhắc đến tác dụng kiềm chế tiết dầu trên da thì không thể không nhắc đến đất sét. Kaolin và Bentonite là 2 loại đất sét khi sử dụng kết hợp mang lại làn da căng mịn, kiểm soát bã nhờn và mờ thâm;
- Dimethicone: Hợp chất này giúp làn da khoẻ mạnh nhưng vẫn khô ráo, không nhờn dầu quá mức sau khi sử dụng;
- Acid glycolic: Chúng ta thường thấy hợp chất này trong các loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu, với tác dụng giảm lượng dầu bài tiết ra, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông;
- Acid Hyaluronic: Đây là sự lựa chọn tối ưu cho da dầu khi vừa có khả năng dưỡng ẩm cực mạnh vừa đem lại cảm giác nhẹ nhàng;
- Niacinamide: Hoạt chất này giúp tăng cường hấp thụ bã nhờn, tạo nên hàng rào bảo vệ da, tăng cường sản xuất collagen tái tạo vùng da tổn thương;
- Retinol: Một dẫn xuất vitamin A quá quen với người đam mê chăm sóc, làm đẹp da. Bên cạnh tác dụng chống lão hoá da, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn và tăng sắc tố da. Retinol còn có thể giúp tăng sản xuất collagen giúp da được săn chắc, se khít lỗ chân lông và giảm mụn;
- Acid Salicylic: Một loại lipophilic “ghiền” dầu và sẽ đi sâu vào lỗ chân lông, hút sạch lớp dầu thừa và bã nhờn. Từ đó sẽ trả lại làn da đẹp, lỗ chân lông thông thoáng và nhỏ hơn.
Một số chất cần tránh trong các sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu:
- Kem dưỡng ẩm có gốc dầu: Người da dầu nên tránh xa loại kem dưỡng ẩm có chứa lanolin, dầu khoáng hoặc Vitamin E. Lý do là vì tất cả chúng sẽ cung cấp thêm dầu cho làn da đã vốn có quá nhiều dầu;
- Sản phẩm dưỡng ẩm có sử dụng các chất nút nặng: Chất nút là thành phần giữ độ ẩm trong da nên chúng rất tốt cho những người có làn da khô, nhưng lại là một sự lựa chọn tồi tệ cho da dầu. Do đó, sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu cần tránh những thành phần như petrolatum, paraffin hoặc collagen. Thay vào đó hãy sử dụng các chất làm mềm da với ưu điểm nhẹ hơn và khóa độ ẩm da tương tự chất nút.
5. Một số lưu ý khi dưỡng ẩm cho da dầu
- Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi vừa tắm hoặc rửa mặt vì kem dưỡng ẩm được hấp thụ tốt nhất khi da ở trạng thái ẩm;
- Thoa kem dưỡng ẩm thật kĩ, đặc biệt là ở vùng trán gần chân tóc và mang tai. Theo thói quen chúng ta thường tán từ giữa mặt ra 2 bên nhưng điều này khiến lớp kem ứ lại gây bít lỗ chân lông và hình thành mụn;
- Massage với kem dưỡng ẩm để giúp da tươi sáng hơn;
Ngoài ra, bạn nên chú ý không sử dụng quá nhiều kem dưỡng ẩm cùng lúc, chỉ lấy một lượng nhỉnh hơn hạt bắp và chấm lên 5 điểm quan trọng trên da mặt bao gồm: trán, cằm, mũi, 2 má. Sau đó tiến hành thoa nhẹ nhàng lên da.
Theo dõi website https://www.anhkhuepharma.com/ để nắm thêm được nhiều thông tin về sức khỏe, kiến thức về dinh dưỡng, làm đẹp để chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
HOTLINE 0868 100 768 - Tư vấn Rilastil thương hiệu dược mỹ phẩm cao cấp đến từ Italia: Các dòng sản phẩm Rilastil Serum trị nám D-clar, Acnestil Cho da mụn, Hydrotenseur Nâng cơ giảm nhăn tức thì, Stretch Marks Chống rạn da ở phụ nữ mang thai và trị rạn da tuổi dậy thì.
Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.