Trang chủTin tức Cần làm gì để hạn chế tác hại của tia cực tím trong mùa hè?

Cần làm gì để hạn chế tác hại của tia cực tím trong mùa hè?


Tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn với ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X có thể gây ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe.

Tia cực tím là gì?

Cần làm gì để hạn chế tác hại của tia cực tím trong mùa hè?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Tia cực tím hay tia tử ngoại còn được viết tắt là UV, từ tiếng anh là Ultraviolet. Tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn với ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X.

Về phổ tia cực tím còn có thể chia ra thành tử ngoại gần có bước sóng từ 380 đến 200 nm và tử ngoại xa hay tử ngoại chân không có bước sóng từ 200 đến 10nm.

Cụ thể khi tia cực tím ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường như sau:

- Tia UVA hay còn có tên gọi là sóng dài hoặc ánh sáng đen có bước sóng 380-315 nm.

- UVB còn gọi là bước sóng trung bình có bước sóng từ 315-280 nm.

- UVC có bước sóng ngắn hơn 280 nm và còn có tên gọi là bước sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.

Tác hại của tia UV lên cơ thể

Ảnh hưởng của tia UV với da đã quá rõ. Một số chấn thương dạng cấp tính như viêm da, bỏng da do tắm biển, phơi nắng, tắm nắng quá độ, không dùng kem chống tia UV... Ngoài ra, người đi trượt tuyết không mang quần áo, mũ, kính cũng có thể bị bỏng tương tự do tia UV phản xạ từ bề mặt tuyết vào cơ thể. Tia UV cũng là nguyên nhân gây bỏng võng mạc do không đeo kính đen khi xem nhật thực mặc dù không hề chói mắt. Việc phơi nhiễm thái quá với tia UV sẽ gây tổn thương và dẫn đến ung thư da, đặc biệt với chủng người da trắng, ít hắc tố melanine khiến tia UV đâm xuyên và gây hại mạnh mẽ hơn. Tia UV gây đứt gãy các liên kết phân tử, góp phần làm đột biến các cấu trúc AND và ARN trong nhân tế bào, là nguyên nhân gây ung thư các dạng: u hắc tố, K liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã... Tuyến giáp, tuyến vú chịu tác động nhiều của tia UV cũng cần được nghiên cứu về mức độ nhiễm tia UVcủa các tuyến này.

Làm gì để hạn chế tia cực tím?

Tại thời điểm nắng nóng kéo dài này,  người dân cần có các biện pháp chủ động để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của UV như: hạn chế ra nắng giờ cao điểm (quy tắc quan sát bóng).

Khi ra nắng cần đảm bảo các biện pháp : sử dụng (lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA), ( trở lên, PA +++). Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da.

Có thể sử dụng viên uống chống nắng phối hợp để bảo vệ da, kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng.

Bên cạnh đó uống đủ nước, ăn rau củ quả tươi. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước khoáng, nước ép trái cây giàu vitamin...

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguồn tin bài gốc:https://tieudung.vn/khoe-dep/can-lam-gi-de-han-che-tac-hai-cua-tia-cuc-tim-trong-mua-he-53464.html

Cập nhật lần cuối ngày 23/08/2021

SẢN PHẨM RILASTIL BÁN CHẠY

×