Cách hạn chế, trị rạn da tuổi dậy thì
Rạn da là hiện tượng tự nhiên không có gì đáng ngại ở tuổi dậy thì. Trong thời gian ngắn rạn da, các vết căng ở da sẽ gây ra những đường rãnh gọi là rạn da. Nguyên nhân xuất hiện rạn da là do ở độ tuổi dậy thì, cơ thể phát triển rất nhanh về chiều cao, cân nặng, tốc độ phát triển nhanh khiến da không kịp thích ứng với sự thay đổi cơ thể. Vậy làm thế nào để trị rạn da? Bài viết sẽ gợi ý cách hạn chế, trị rạn da tuổi dậy thì.
1. Rạn da là gì?
Rạn da là những vết rạn nhỏ xuất hiện ở những vùng da mỏng và yếu như đùi, mông. Rạn da xảy ra khi da không đủ giãn để kịp thích nghi với sự thay đổi của cơ thể.
Vết rạn da không chỉ xuất hiện ở thời kỳ tăng trưởng của tuổi vị thành niên mà chúng cũng xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tăng cân nhanh quá mức.
2. Nguyên nhân gây rạn da
Nguyên nhân gây rạn da là do sự thay đổi bất thường trong tế bào cơ bản của da. Ở giai đoạn đầu, những vết rạn da xuất hiện dần dần, ban đầu là màu hồng sau đó chuyển sang màu đỏ, và theo thời gian phát triển chúng sẽ chuyển sang màu tím nhẹ và cuối cùng thành vết nhăn mỏng màu trắng mờ.
Hormon cũng liên quan trong việc gây ra vết rạn. Những thay đổi về hormon gây hạn chế tính đàn hồi của da khiến tình trạng rạn da càng mạnh.
Rạn da cũng có yếu tố di truyền, nếu mẹ bị thì con gái cũng hay bị.
3. Rạn da thường xuất hiện ở đâu?
Rạn da thường xuất hiện trên những vùng có các cơ hoạt động mạnh hoặc vùng dễ mất chất béo nhanh:
- Đùi và vú
- Lưng
Cân nặng thay đổi nhanh cũng làm xuất hiện những vết rạn da ở vùng lưng trên và dưới. Ngoài ra tăng hay giảm cân đột ngột cũng gây ra những vết rạn da ở lưng.
- Cánh tay
Trong khoảng thời gian ngắn, khi da căng ra có thể gây vết rạn ở vùng trên và dưới cánh tay.
4. Điều trị rạn da ở tuổi dậy thì
Điều trị rạn da ở tuổi dậy thì chỉ có thể làm chúng nhạt màu, nhẵn hơn, tùy vào mức độ màu đậm hay nhạt, cơ địa của mỗi người.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục, vận động cơ bắp nhiều không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ mà đây còn là phương pháp rất tốt giúp điều trị rạn da ở tuổi dậy thì. Bởi tập thể dục sẽ giúp ngăn sự tăng cân và tiêu hao mỡ ở trẻ.
Uống nhiều nước
Khi cơ thể đủ nước, da sẽ mềm mại và vết rạn dần mờ đi. Do đó, hãy nên uống đủ 8 ly nước một ngày để có làn da khỏe mạnh, làm mờ vết rạn da
Bổ sung thức ăn tốt cho sức khỏe
Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất vitamin A và C. 2 vitamin này rất tốt trong việc điều trị các vết rạn da. Thực phẩm giàu vitamin A và C giúp tạo collagen và elastin hơn cho cơ thể có trong cam, bưởi, sữa, quả đào... để sản xuất collagen và elastin cho cơ thể. Đây là 2 thành phần quan trọng để chữa vết rạn da.
Dùng những sản phẩm kem bôi bán trên thị trường trị rạn da
Dùng thuốc bôi ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Chỉ cần xoa đều lên các vùng da bị rạn hằng ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da.
Có thể dùng sữa bò tươi bôi nhẹ nhàng vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối cũng có hiệu quả làm nhạt màu rạn da rất tốt.
Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem bôi trị rạn da nào.
Rạn da không gây nguy hiểm tới sức khỏe, chỉ ảnh hưởng 1 chút tới tính thẩm mỹ, vì vậy không cần quá lo lắng. và cũng có thể thực hiện những cách trị rạn da ở nhà bằng những cách rất đơn giản trên.