5 vấn đề về da trong và sau khi mang thai
Giai đoạn mang thai và sau sinh cơ thể người phụ nữ thay đổi đáng kể, đặc biệt là hormone. Sự thay đổi hormone đột ngột khiến tình trạng da trở lên tồi tệ, những vấn đề về da thường gặp trong giai đoạn này đó là nám da, viêm da, mụn,...
1. Nám da trong và sau khi mang thai
Nám da xảy ra do lượng hormone thai kỳ estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao, làm kích hoạt các tế bào hắc tố gây ra các đốm đen trên da. Nám da sau sinh làm cho các bà mẹ trở nên tự ti và ảnh hưởng tới vẻ đẹp bên ngoài. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia cực tím của ánh nắng mặt trời làm cho các tế bào hắc tố sản sinh ra sắc tố melanin từ đó gây nám da. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng nám da các bà mẹ nên tránh nắng tuyệt đối kể cả khi mang thai và sau khi sinh.
Theo đó, một số phương pháp điều trị nám da mà các bà mẹ có thể sử dụng như bộ chăm sóc da tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Phương pháp này có thể được thực hiện ngay tại nhà bằng cách sử dụng tinh thể tẩy tế bào chết để loại bỏ các tế bào da chết, sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm giúp cấp ẩm cho làn da mới tái tạo. Các sản phẩm trên thị trường có chất tẩy trắng với mục đích giảm sự xuất hiện của các vùng da sẫm màu, nhưng các bà mẹ bỉm sữa phải đợi cho đến khi con bú xong rồi mới nên sử dụng.
XEM THÊM: Nám da sau sinh có tự hết?
2. Viêm da không đặc hiệu
Viêm da không đặc hiệu là do sự thay đổi trong nội tiết tố có thể gây ra các mảng đỏ bong tróc trên mặt. Để ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ có thể sử dụng các sản phẩm được bào chế điều trị bệnh trứng cá đỏ cũng có thể có hiệu quả trong việc chữa lành bệnh viêm da không đặc hiệu. Bên cạnh đó, hãy chọn một loại kem dưỡng ẩm có khả năng chống nắng giúp giảm tổn thương như Eucerin Redness Relief Daily Perfecting Lotion, được chiết xuất từ rễ cam thảo và có chứa SPF 15+.
Đối với những đợt bùng phát dữ dội, hãy thử một phương pháp điều trị chống viêm như B.Kamins Chemist Booster Blue Rosacea Treatment, một loại kem bôi ngoài da có tác dụng giảm mẩn đỏ ngay lập tức.
3. Nhện Angiomas
Nhện Angiomas là tình trạng các mạch máu nhỏ giãn nở, tụ lại rất nhiều sát trên bề mặt da và để lại một vết đỏ giống như mạng nhện. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố có thể tăng cân, áp lực trong các tĩnh mạch tăng lên làm cho các mạch máu ở bề mặt to ra. Các mạch máu sưng tấy có thể cải thiện từ ba đến sáu tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, một số tĩnh mạch mạng nhện vẫn còn tồn tại. Phương pháp điều trị đó là sử dụng chùm tia laser có bước sóng 1.064 nanomet đi qua da để làm nóng, đông máu và phá vỡ chúng trong vài giây.
Không có loại kem bôi ngoài da nào để loại bỏ tình trạng này. Vì vậy, cách tốt nhất là sử dụng một loại kem che khuyết điểm trong trường hợp tạm thời. Biotherm Forget It là một sản phẩm che khuyết điểm được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, nó cũng có chứa glycerin và vitamin E giúp làm mịn và nuôi dưỡng làn da.
4. Mụn
Mức progesterone tăng cao do cơ thể sản xuất để duy trì niêm mạc tử cung khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai có thể gây tăng tiết dầu từ các tuyến dầu, tích tụ bã nhờn và lỗ chân lông bị tắc dẫn tới mụn. Để điều trị các vấn đề về da thường gặp khi mang thai như mụn trứng cá, các bà mẹ phải sử dụng những sản phẩm làm dịu da với thành phần thực vật như hoa cúc, hoa oải hương,... Bên cạnh đó, vỏ bí ngô cũng có tác dụng làm bong tróc tế bào chết, vỏ trà xanh giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sáng da.
Sữa rửa mặt dịu nhẹ là một công cụ hữu hiệu để điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ có làn da nhạy cảm hoặc đang trong thời kỳ cho con bú. Hãy tìm kiếm những sản phẩm có chứa lưu huỳnh, một thành phần tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và chống viêm để thúc đẩy quá trình chữa lành. Sau khi các bà mẹ cho con bú xong có thể sử dụng các thành phần mạnh hơn như acid salicylic, benzoyl peroxide để điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình điều trị trong các đợt bùng phát mụn và làm mờ sẹo, bạn có thể sử dụng phương pháp lột mụn tại nhà bằng bộ sản phẩm lột mụn chuyên sâu dành cho người lớn.
5. Quầng thâm và bọng mắt
Quầng thâm và bọng mắt là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố cũng như thiếu ngủ sau khi sinh con. Việc thường xuyên thức dậy để cho trẻ ăn khiến các bà mẹ thiếu ngủ dẫn tới thâm quầng mắt. Vì vậy, hãy sử dụng kem dưỡng mắt hoặc huyết thanh với các thành phần nuôi dưỡng như peptide và lô hội sẽ giúp vùng da giảm sưng.
Nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng Kinerase Under Eye Rescue, có thành phần kinetin, lô hội, và tetrapeptit eyeseryl để giảm bọng mắt và sự xuất hiện của các nếp nhăn. Nếu quầng thâm dưới mắt là vấn đề, hãy thử dùng kem làm sáng da. Dove Energy Glow Brightening Eye Cream với SPF 8 là một loại kem dưỡng ẩm giàu vitamin có tác dụng tái tạo bề mặt da xỉn màu. Kết quả có thể không có ngay lập tức sau khi thoa kem mắt, vì vậy hãy dùng kem che khuyết điểm được thiết kế riêng cho vùng da có vấn đề này. Clinique All About Eyes Concealer là một loại kem làm mềm da nhẹ có đặc tính hiệu chỉnh màu sắc để chống lại bóng tối, cùng với một phức hợp peptide đặc biệt giúp giảm sưng húp, kích ứng.
Tóm lại, giai đoạn trong và sau khi mang thai hormone trong cơ thể sẽ thay đổi đột ngột, khiến cho tình trạng da trở lên xấu đi. Bên cạnh đó, sau khi mang thai mang các bà mẹ thường căng thẳng, mệt mỏi và mất cân bằng nội tiết tố tổng thể khiến cấu trúc da thay đổi. Mụn trứng cá, vết rạn da, sắc tố và sự đổi màu da sau khi sinh là một số thay đổi phổ biến nhất của làn da ở giai đoạn này. Vì vậy, để cải thiện những tình trạng này các bà mẹ hãy xây dựng một lối sống lành mạnh. Nhưng nếu bạn đã bị các vấn đề liên quan đến da trong một thời gian dài thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục hiệu quả.