5 cách giúp trẻ dậy thì "sống sót" khi bị mụn
Nổi mụn ở tuổi dậy thì là tình trạng sinh lý bình thường nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây biến chứng nhiễm trùng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tính thẩm mỹ và sự tự tin của trẻ trong độ tuổi dậy thì. Vậy trong trường hợp này cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ?
Nổi mụn trứng cá là tình trạng phổ biến hay gặp trong độ tuổi dậy thì. Với sự phát triển của y học và thẩm mỹ hiện nay có nhiều cách để điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Theo đó, để giúp con giải tỏa áp lực, sự tự ti và mặc cảm thì cha mẹ hãy tham khảo 5 cách sau để giúp trẻ dậy thì "sống sót" khi bị mụn
1. Thận trọng với mụn
Các bậc phụ huynh cần giúp trẻ hiểu là rằng mụn đầu đen, mụn nhọt và nhiều loại mụn khác là một phần trong giai đoạn dậy thì. Chúng có thể tự biến mất nhưng thường để lại những tác động tiêu cực hơn tích cực. Trong khi chờ mụn biến mất, trẻ bị mụn ở trong độ tuổi dậy thì sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bị mụn trứng cá có xu hướng làm giảm lòng tự trọng ở các bé.
Nhiều bé bị mụn nghiêm trọng có thể bị bắt nạt. Bạn bè cùng lớp có thể gọi các bé bằng các tên gọi như: “mặt bánh pizza”, “mặt miệng núi lửa”... Tình trạng này kéo dài sẽ làm trầm trọng hơn nỗi mặc cảm của các con. Thực tế, các bé chỉ lấy lại được sự tự tin khi hết mụn. Do đó, việc điều trị mụn đúng cách rất quan trọng. Nếu không điều trị, mụn trứng cá sẽ trở nên nặng hơn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn ngay cả khi đã điều trị mụn xong.
2. Hãy hướng dẫn các con sử dụng sản phẩm trị mụn an toàn
Để hết mụn, các bé phải thực hiện việc điều trị theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuy nhiên, việc điều trị phải khoa học, an toàn tuyệt đối để phòng ngừa rủi ro. Theo các bác sĩ da liễu, khi cha mẹ nhắc nhở các em sử dụng thuốc trị mụn hàng ngày có thể vô hình chung bị phản tác dụng. Nhiều bạn thanh thiếu niên cho biết, việc nhắc nhở hàng ngày giống như “cằn nhằn”. Điều này gây tâm lý khó chịu, chống đối và ít sử dụng đều đặn các phương pháp trị mụn hơn. Thay vào đó, ba mẹ hãy theo dõi các cuộc thăm khám da liễu của các con. Các nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên có khả năng tuân thủ theo kế hoạch điều trị trước và sau cuộc hẹn với bác sĩ da liễu.
3. Giảm căng thẳng
Trong những năm thiếu niên, mọi thứ đều có vẻ căng thẳng từ học tập, tâm lý, tình yêu... Căng thẳng có thể khiến mụn bùng phát mạnh mẽ. Do đó, để cải thiện tình trạng này, các thanh thiếu niên cần cố gắng làm giảm căng thẳng.
4. Theo dõi các dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Mụn trứng cá gây ảnh hưởng đến tâm lý của thanh thiếu niên và thậm chí ở cả người lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bị mụn nặng có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng. Nếu chữa mụn hiệu quả sẽ làm giảm bớt tình trạng này.
Trầm cảm sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Các bậc phụ huynh cần sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm của con để kịp thời điều trị như:
- Buồn bã kéo dài hai tuần hoặc lâu hơn
- Mất hứng thú với các hoạt động mà con bạn từng yêu thích
- Có xu hướng tránh các hoạt động xã hội
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào đề cập trên ở trẻ bị mụn trứng cá, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám da liễu sớm.
5. Để con bạn gặp bác sĩ da liễu một mình
Nếu con bạn đến gặp bác sĩ da liễu, ba mẹ nên dành thời gian cho trẻ ở một mình với họ. Điều này cho phép bác sĩ da liễu tìm ra mong muốn của trẻ và giúp trẻ loại bỏ những nguy cơ cũng như tư vấn cho trẻ cách điều trị mụn hiệu quả nhất, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì cha mẹ cũng nên chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám da liễu cho trẻ.
HOTLINE 0868 100 768 - Tư vấn Rilastil thương hiệu dược mỹ phẩm cao cấp đến từ Italia: Các dòng sản phẩm Rilastil Serum trị nám D-clar, Acnestil Cho da mụn, Hydrotenseur Nâng cơ giảm nhăn tức thì, Stretch Marks Chống rạn da ở phụ nữ mang thai và trị rạn da tuổi dậy thì.
Nguồn tham khảo: aad.org
Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.